Cao nguyên đá Đồng Văn trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Ngày 3/10/2010, hồ sơ “Công viên Địa chất cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công Viên Địa Chất Toàn Cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công Viên Địa Chất Toàn Cầu
Cao nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi, và nằm sát chí tuyến cực Bắc của đất nước. Có độ dốc khá lớn, các thung lũng, sông, suối bị chia cắt rất nhiều. Diện tích của cao nguyên Đồng Văn khoảng 574 km², độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600 m. Nhiều mẫu hóa thạch của các loài đã được tìm thấy ở đây có tuổi từ 350 - 600 triệu năm. Cao nguyên Đồng Văn là một vùng núi đá có tuổi khác nhau, từ kỷ Devon cho đến kỷ Permi, được bao quanh bởi các núi đất.
Hiện khu vực cao nguyên đá Đồng Văn là nơi sinh sống của khoảng 250.000 người dân thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau của Việt Nam. Đặc biệt là UNESCO đánh giá rất cao về bản sắc văn hóa của các dân tộc sống trên cao nguyên đá Đồng Văn, như văn hóa của dân tộc Mông, Lô Lô, Pu Péo, Dao. Cao nguyên đá cũng là nơi có nhiều di tích danh thắng quốc gia đã được công nhận như: Di tích kiến trúc nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng, núi Đôi Quản Bạ v.v....
Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi hội tụ đa dạng và độc đáo các yếu tố để trở thành công viên Địa chất toàn cầu như: diện mạo địa chất khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên.